Hỗ trợ đào tạo LĐ cho các chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp.

Thứ năm - 17/05/2018 04:38
Sáng nay 15/12: Tại huyện Tây Giang; Sở Lao động, Thương binh & Xã hội tổ chức hội nghị triển khai Nghị quyết 22 của HĐND tỉnh và Quyết định 3577 của UBND tỉnh về Cơ chế hỗ trợ đào tạo lao động cho các chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020.
Hỗ trợ đào tạo LĐ cho các chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp.

Đến dự hội nghị có các đồng chí lãnh đạo HĐND&UBND huyện cùng với sự tham gia các đồng chí lãnh đạo đại diện các cơ quan, ban, ngành huyện, lãnh đạo đảng ủy, chính quyền 10 xã trên địa bàn huyện và đặc biệt có sự tham gia của trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh, các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh.

              

                                       Đ/C: Arất B lúi; PCT UBND huyện                                     

        Tại hội nghị, Sở LĐ,TB&XH cho biết: Quyết định 3577 của UBND tỉnh quy định về chính sách đối với người lao động tham gia các khóa đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của các chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020.

        Trong thời gian 2016 - 2017, Cơ chế sẽ hỗ trợ cho lao động học ngành may để cung ứng cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngành may mặc; giai đoạn 2018 - 2020, tùy vào tình hình thực tế thì UBND tỉnh sẽ quyết định danh mục nghề được hỗ trợ theo cơ chế. Được biết, theo nhu cầu đăng ký của các doanh nghiệp may trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2017, doanh nghiệp cần tuyển dụng hơn 21 nghìn LĐ đã qua đào tạo nghề. Căn cứ trên nhu cầu này, các cơ sở đào tạo nghề sẽ ký kết hợp đồng cung ứng LĐ đã qua đào tạo theo cơ chế hỗ trợ của tỉnh.

Theo Cơ chế này, lao động trong độ tuổi lao động có nhu cầu học nghề may sẽ được hỗ trợ đào tạo nghề may dưới 3 tháng tại các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo nghề đủ điều kiện theo quy định. Người khuyết tật có mức hỗ trợ tối đa 06 triệu đồng/người/khóa học. Người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; người thuộc hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: Mức tối đa 04 triệu đồng/người/khóa học. Người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân: Mức tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học. Người thuộc hộ cận nghèo: Mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học. Người học là phụ nữ, lao động nông thôn: Mức tối đa 02 triệu đồng/người/khóa học. Người học là nam có hộ khẩu thường trú tại khu vực đô thị: Mức đối đa 02 triệu đồng/người/khóa học.

Trường hợp các nghề có chi phí đào tạo thực tế cao hơn mức hỗ trợ tối đa quy định tại Quyết định này thì doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề chủ động xây dựng phương án huy động thêm nguồn kinh phí bổ sung từ học phí do người học đóng góp, hỗ trợ từ doanh nghiệp và nguồn huy động hợp pháp khác để đảm bảo chi phí đào tạo.

Ngoài ra, học viên sẽ được hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại trong thời gian đào tạo; Hỗ trợ tiền mua đồ dùng cá nhân và tiền lưu trú cho lao động là người dân tộc thiểu số.

Tác giả bài viết: Hữu Tiến

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
owl.carousel.jsowl.carousel.js